Thằng bé làm hành
Chúng tôi đến cơ sở Văn Thành trên Quốc lộ Nam sông Hậu ngang qua khóm Cà Săng (P.2 TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng). Đây là một trong vài cơ sở tại địa phương chuyên thu mua hành tím.
Trên một diện tích khá rộng được lợp tôn, 8 người phụ nữ và 2 đứa trẻ đang cặm cụi lựa hành. Họ làm việc trong yên tĩnh. Những câu chuyện chỉ được kể cho nhau vừa đủ nghe và thỉnh thoảng có những tiếng cười vang lên.
![]() |
Cánh đồng hành. |
Thằng bé cặm cụi làm việc. Chiếc áo trắng trên người nó đã có vài chỗ bẩn. Nó cẩn thận rút một củ hành vuốt thật thẳng những cọng lá hành đã khô nhập lại thành những lọn hành đẹp mắt. Nó vẫn cứ làm mặc dù một đứa bé khác, em nó chạy lăng xăng trong khu vực ...
Tôi đến gần nó. Đưa máy lên ghi hình. Nó nhoẻn miệng cười và bình thản làm việc. Đôi tay nó vẵn thoăn thoắt. Bên cạnh nó, những lọn hành đã bó xong càng lúc càng nhiều...
![]() |
Bé Thạch Tâm đang lựa hành. |
- Con còn đi học không ?
Tôi hỏi nó. Nó cúi đầu. Nụ cười đã tắt. Người phụ nữ bên cạnh nói với nó bằng một thứ ngôn ngữ lạ hoắc. Thì ra nhưng người làm việc ở đây đều là dân tộc Khmer - một tộc người tuy ít người nhưng lại chiếm đa số ở 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng và Trà Vinh.
Thằng bé nhìn tôi bẽn lẽn: "Dạ con học buổi sáng". Nó nói vừa đủ nghe. Nó phát âm theo giọng Khmer nên hơi nặng nhưng rất chân phương và mộc mạc.
Nó nói thêm: "Con tên Thạch Tâm, 13 tuổi. Con học lớp 6 tại trường trung học cơ sở phường 2".
![]() |
Trồng hành. |
Nói đến đây, thằng bé dừng lại. Dường như đôi mắt nó đỏ hoe. Người phụ nữ bên cạnh nó đỡ lời: "Nhà nó nghèo lắm. Ba làm thợ hồ, mẹ đi làm hành đang ngồi đằng kia kìa". Chị chỉ tay về phía mẹ nó rồi nói tiếp: "Nó chỉ làm một buổi thôi. Chủ cho cơm ăn và 20.000 đồng tiền công. Nó đưa cho mẹ nó hết để lo tiền ăn học".
Nghe đến đây thì tôi đã hiểu tại sao đôi mắt của Thạch Tâm lại đỏ hoe. Nó muốn khóc khi có ai hỏi về gia cảnh của nó. Nhưng nó có hiểu đâu, đa số những người dân ở đây đều nghèo.
![]() |
Thu hoạch hành. |
Suốt ngày họ ở ngoài đồng "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Tiền công kiếm được cũng chỉ đủ cho gia đình sống qua ngày. Vì thế, con cái họ nếu có ý thức sẽ đi làm tiếp sức cùng cha mẹ mưu sinh.
Nghề hành ở Vĩnh Châu
Chuyến công tác về TX Vĩnh Châu lần này, tôi được may mắn gặp được anh. Anh đi cùng chúng tôi suốt lộ trình dọc theo quốc lộ Nam sông Hậu xuôi theo hướng về Cần Thơ.
![]() |
Chuyển hành về bãi. |
Anh là người Khmer. Anh nói, người Khmer là dân bản địa. Họ thuộc về tộc người thiểu số. Cuộc sống còn rất nghèo và dân trí còn thấp. Ở Vĩnh Châu này, người Khmer chiếm đến gần 75% dân số. Còn lại là người kinh và người Hoa.
Cả 3 dân tộc này chung sống hòa thuận từ nhiều thế kỷ nay. Người dân ở đây ai cũng có thể sử dụng 3 ngôn ngữ Việt, Khmer và Hoa cùng lúc.
Anh đưa tôi đi hết phường 2 và xã Vĩnh Hải xuyên qua những cánh đồng hành bạt ngàn. Anh kể, người dân ở đây đa số trồng hành manh mún mỗi người được vài công (1 công - sào nam bộ - 1.000m2). Một số ít có đến vài ha/người. Đất ở Vĩnh Châu này có thổ nhưỡng hợp với cây hành nên đa số chọn hành làm cây chủ lực để sinh sống.
![]() |
Bãi hành. |
Giống hành tím có thời gian sinh trưởng 60 - 65 ngày. Một công đất chỉ cần 60 - 90 kg là có thể thu hoạch từ 1 tấn - 1,5 tấn hành thương phẩm. Ở Vĩnh Châu mùa vụ trồng hành thương phẩm từ tháng 9-11 âm lịch, thu hoạch từ tháng 11-1 âm lịch.
Sau đó, người dân cho đất nghỉ vài tháng bằng cách trồng lại trên đất ấy rau thơm, ớt hoặc lúa. Đến khoảng tháng 4 âm lịch, người trồng hành mới bắt đầu trồng tiếp hành giống để phục vụ mùa hành kế tiếp.
![]() |
Thanh toán tiền công cho một ngày làm việc tại đồng. |
Nói như thế cũng đủ cho chúng ta hiểu rằng nghề trồng hành rất có lãi. Chi phí đầu tư ít nhưng thu hoạch rất cao. Một chủ hành cho chúng tôi biết chỉ cần hành có giá từ 10.000đ/kg trở lên là đã có lãi.
Vậy mà cũng có năm bị lỗ nặng. Nguyên nhân được xác định do người trồng quá nhiều nên rớt giá, có lúc chỉ còn 4.000đ - 6.000đ/kg. Có người chờ hành lên giá nhưng khi bán được thì hành đã hư hỏng phải đem đi đổ.
Những người chủ sản xuất hành đã hiểu được giá trị của định luật cung cầu. Vì thế, mức sản xuất của những năm gần đây tương đối ổn định và giá hành đã vượt ngưỡng 10.000đ/kg.
Vậy mà người dân Vĩnh Châu gắn bó với cây hành từ hàng chục năm qua vẫn nghèo đói. Họ vẫn sống trong thiếu thốn và bệnh tật...
Theo Thạc sĩ Dương Vĩnh Hảo, hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Hành tím có tên khoa học là Allium ascalonicum, bắt nguồn từ chữ Ascalon - tên của một thị trấn ở miền Nam Palestin - nơi mà các nhà khoa học cho là nguồn gốc xuất xứ của giống hành này. Ở Việt Nam, hành tím được trồng ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và các nơi khác như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), huyện Gò Công (Tiền Giang), huyện Ba Tri (Bến Tre), huyện Duyên Hải (Trà Vinh), thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu)... |
Tôi và Hải yêu nhau từ năm đầu tiên ở trường cấp III, cái “tình yêu bọ xít” tưởng chừng sẽ chẳng đi đến đâu, vậy mà nay chúng tôi cưới nhau đã được 22 năm với 2 con gái khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
Vợ chồng bằng tuổi, lại hiểu tính nhau từ thời còn đi học nên từ khi về chung một mái nhà đến nay tôi và Hải chưa từng xảy ra cãi vã, xung đột. Hải hiện đang là phó giám đốc tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho thu nhập cao nên anh bảo tôi chỉ việc ở nhà chăm sóc con gái và chu toàn việc nội trợ vì anh thường xuyên phải ra nước ngoài không có nhiều thời gian dành cho gia đình.
![]() |
Con gái lớn của chúng tôi đang du học ở nước ngoài, đứa em cũng đã vào cấp III và có thể tự lập, việc nhà lại có người giúp việc làm hết vậy nên tôi hầu như không phải động tay vào việc gì, bạn bè vẫn nói tôi có số hưởng, lấy được Hải như “chuột sa hũ gạo”, tôi cũng tự thấy mình là người phụ nữ may mắn.
Mỗi khi chồng về nước anh đều dành hết thời gian của mình cho vợ, và cứ đến kỷ niệm ngày cưới hoặc sinh nhật tôi hàng năm dù đang ở nước ngoài anh vẫn đặt vé máy bay để về với tôi khiến tôi thật cảm động và biết ơn ông Trời đã cho tôi một cuộc sống hơn cả trong mơ.
Tưởng chừng cuộc sống cứ êm đềm trôi qua như vậy nhưng thời gian gần đây tôi thấy Hải có sự thay đổi, một lần đi với đám bạn, tôi tình cờ bắt gặp chồng mình đang ngồi ăn uống cùng một cô gái trẻ trong một nhà hàng sang trọng.
Tối đó về nhà tôi hỏi chồng về cô gái trẻ và những hành động có vẻ khá thân mật giữa hai người nhưng Hải chỉ cười xoà bảo đó là đối tác làm ăn, còn việc anh gắp thức ăn, rót nước hay nói cười vui vẻ với cô gái đó là những cử chỉ xã giao, lịch sự mà bất cứ người đàn ông nào cũng có thể làm được khi ngồi ăn với một phụ nữ.
Chồng tôi còn thề thốt rằng anh chỉ yêu mình tôi, không có hình bóng của ai khác trong trái tim anh,… nên tôi cũng gật đầu cho qua.
Tuy còn nhớ rõ những lời của anh rằng anh chỉ yêu mình tôi, nhưng tôi vẫn cảm thấy bất an vì kể từ lần tôi tình cờ nhìn thấy Hải đi ăn cùng cô gái đó đến nay, số lần Hải gọi về cho tôi ở nước ngoài ngày càng ít đi và khi về nước anh cũng ít dành thời gian cho tôi mà thay vào đó là các mối quan hệ bạn bè, hay theo lời anh là đi gặp “đối tác”.
Nghĩ áp lực công việc của Hải ngày càng tăng, anh cần được giải tỏa nên tôi cũng không dò hỏi hay nghi ngờ gì. Thế rồi trước sinh nhật tôi vài ngày, đoán chắc Hải sẽ về và vì muốn làm anh bất ngờ tôi gửi con gái sang nhà ngoại và cho bác giúp việc tạm nghỉ về quê.
Một mình tôi trang trí nhà cửa, mua sẵn thức ăn để làm những món ngon Hải thích, tôi còn học thêm cách trang điểm trên mạng để trở nên đẹp hơn trong mắt chồng…
Thế nhưng chuyện đã không như mong đợi của tôi khi trước ngày sinh nhật mình một hôm, tôi nhận được điện thoại của Hải nói rằng anh không thể về được vì đúng dịp này anh có công việc đột xuất. Tôi buồn nhưng cũng đành chấp nhận vì công việc của chồng quan trọng hơn, tôi và anh vẫn còn nhiều dịp khác bên nhau và bảo anh cứ yên tâm công tác.
Vì chồng bận nên ngay sáng hôm sau tôi sang nhà ngoại đón con gái, dự định đưa hai mẹ con sẽ đến một trung tâm thương mại để ăn uống và mua sắm nhân ngày sinh nhật của tôi. Thế nhưng trên đường đi, khi dừng xe chờ đèn đỏ tại một ngã ba đường, tôi đã nhìn thấy chồng mình đang ôm eo một cô gái trẻ, tình tứ bước vào khách sạn...
Vậy trước giờ đã bao lần chồng tôi về nước để gặp “đối tác” rồi lại rời đi mà tôi không hay biết? Hai con gái đã lớn, có thể tự lập nhưng cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi rồi sẽ đi về đâu?